‘
Dép sử dụng trong phòng sạch cũng có kiểu dáng tương tự các loại dép thông dụng khác. Tuy nhiên, dép phòng sạch thường được chế tạo đặc biệt hơn để có khả năng chống tĩnh điện và không thải ra bụi trong khi sử dụng. Nhờ vào sự thiết kế đặc biệt này mà khi mang dép đạt tiêu chuẩn phòng sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏa cho người lao động, đồng thời cũng giúp đảm bảo môi trường hoạt động của phòng sạch.
Dép phòng sạch là gì?
Dép phòng sạch (tiếng Anh là “Cleanroom Slippers”) là một loại dép chuyên dụng được sử dụng trong các môi trường làm việc yêu cầu độ sạch sẽ cao như phòng sạch, phòng thí nghiệm, phòng y tế, phòng sản xuất linh kiện điện tử,…
Dép phòng sạch góp phần ngăn chặn việc truyền nhiễm các tác nhân gây ô nhiễm như vi khuẩn, vi rút, bụi mịn, vào không gian làm việc, từ đó giảm nguy cơ ô nhiễm và duy trì sự sạch sẽ.
Ngoài ra, các loại dép phòng sạch cũng được thiết kế thêm khả năng chống tĩnh điện (ESD), giúp bảo vệ các thiết bị và người lao động khỏi các tác động tiêu cực của tĩnh điện, như làm hỏng, làm cháy, làm giảm độ tin cậy và hiệu suất của các thiết bị, gây nguy cơ cháy nổ, giật điện, bị thương do phóng điện tĩnh.
Phân biệt dép phòng sạch và dép chống tĩnh điện
Để hiểu rõ hơn về “dép phòng sạch” và “dép chống tĩnh điện” thì chúng ta cần hiểu sâu hơn về khái niệm và những yêu cầu chính của “phòng sạch” và “chống tĩnh điện”. Từ đó, chúng ta có thể kết luận được 2 loại dép này như sau:
Dép phòng sạch được thiết kế tập chung vào đặc tính không phát sinh bụi trong quá trình sử dụng, đảm bảo an toàn về sức khỏe, cũng như tinh thần cho người lao động làm việc trong phòng sạch, nhờ đó mà công việc được duy trì ổn định, liên tục. Dép phòng sạch có tác dụng ngăn chặn việc truyền nhiễm các tác nhân gây ô nhiễm như vi khuẩn, vi rút, bụi mịn, vào không gian làm việc, từ đó giảm nguy cơ ô nhiễm và duy trì sự sạch sẽ.
Dép chống tĩnh điện (ESD) được thiết kế tập chung chức năng chính là chống tĩnh điện, không nhất thiết phải đảm bảo độ sạch sẽ và không bụi. Dép chống tĩnh điện có thể sử dụng trong các môi trường không yêu cầu độ sạch sẽ cao, nhưng có độ tĩnh điện cao, như nhà máy, xưởng,…
Tuy nhiên, trên thực tế thì nhiều phòng sạch yêu cầu dép có cả khả năng chống tĩnh điện. Nên loại dép đáp ứng cả yêu cầu về độ sạch (tuân thủ tiêu chuẩn phòng sạch) và chống tĩnh điện (tuân thủ tiêu chuẩn ESD) được ra đời và được dùng phổ biến trong phòng sạch với tên gọi “dép phòng sạch chống tĩnh điện” hoặc “dép chống tĩnh điện phòng sạch”.
Các loại dép phòng sạch phổ biến
Dép phòng sạch ESD: Loại này vừa đáp ứng yêu cầu về độ sạch vừa đáp ứng tiêu chuẩn chống tĩnh điện (ESD). Nó thường được làm từ nhựa PVC cao cấp hoặc nhựa tổng hợp pha sợi carbon; có thiết kế gọn nhẹ, tối ưu, không bám bụi, chống tĩnh điện, chống trượt,… Thường được dùng tại các nhà máy, phòng sạch, phòng thí nghiệm,… yêu cầu về độ sạch và có độ tĩnh điện cao.
Dép phòng sạch 4 lỗ: Dép được thiết kế có 4 lỗ trên mặt dép, giúp thoáng khí và thông thoáng cho chân. Dép có quai ngang và quai hậu, giúp cố định chân khi đi lại. Nó thường được sử dụng cho phòng sạch, phòng thí nghiệm, phòng y tế, phòng sản xuất linh kiện điện tử,…
Ngoài ra, thì còn nhiều loại dép phòng sạch khác, có thể phân loại chúng dựa trên màu sắc, kiểu dáng hay tính năng đặc biệt khác (cách điện, cách nhiệt,…).
Ứng dụng của dép phòng sạch
Trong phòng sạch công nghiệp: Dép phòng sạch giúp ngăn chặn sự tích tụ và phát tán tĩnh điện, bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây ô nhiễm khác, đảm bảo an toàn cho các thiết bị và sản phẩm nhạy cảm với tĩnh điện. Các ngành công nghiệp thường sử dụng dép phòng sạch như: điện tử, chất bán dẫn, ô tô, hàng không, dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm,…
Trong phòng nghiên cứu, y tế: Dép phòng sạch đáp ứng tiêu chí cao về vệ sinh và chống tĩnh điện, thích hợp cho các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu hay trong bệnh viện, phòng khám, phòng mổ, phòng cấp cứu,… Dép phòng sạch giúp bảo vệ sức khỏe của nhân viên y tế và bệnh nhân, ngăn ngừa sự lây nhiễm và truyền nhiễm của các bệnh truyền nhiễm.
Cách bảo quản dép phòng sạch
Sau khi sử dụng, bạn nên làm sạch dép bằng khăn ẩm hoặc dung dịch chuyên dụng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên bề mặt dép.
Nên để dép ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Bạn có thể sử dụng khay đựng, kệ giày hoặc túi treo để bảo quản dép.
Có thể nhồi giấy không chứa axit hoặc sử dụng shoe trees để giữ hình dạng của dép và ngăn chặn sự co rút hoặc biến dạng.
Nên thay đổi dép thường xuyên để tránh mùi hôi và nấm mốc. Bạn cũng nên kiểm tra định kỳ tình trạng của dép và thay thế khi cần thiết.
Mua dép phòng sạch ở đâu?
Thái Quảng là đơn vị chuyên cung cấp dép phòng sạch các loại, từ dép phòng sạch thông thường đến các loại dép chống tĩnh điện (dép ESD) đảm bảo đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.
Với sự đa dạng về mẫu mã, chất liệu và tính năng, Thái Quảng sẽ giúp bạn lựa chọn được loại dép phòng sạch phù hợp với nhu cầu cụ thể của công việc hoặc ngành công nghiệp bạn đang hoạt động. Đội ngũ nhân viên tận tâm và am hiểu về sản phẩm sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình chọn lựa và mua sắm.